Hướng dẫn cách sơn nhà dành cho sơn nước shisen

Trong quá trình thi công các công trình xây dựng, không phải ai cũng nhận thức được tầm quan trọng của quá trình sơn tường trong giai đoạn hoàn tất này. Sơn tường giống như việc ta mặc quần áo bảo hộ khi tham gia lao động giúp bảo vệ cơ thể tránh khỏi những yếu tố bất lợi của thiên nhiên, của thời tiết: gió, bụi, nắng, mưa…đảm bảo an toàn cho cơ thể.

Trong quá trình thi công các công trình xây dựng, không phải ai cũng nhận thức được tầm quan trọng của quá trình sơn tường trong giai đoạn hoàn tất này. Sơn tường giống như việc ta mặc quần áo bảo hộ khi tham gia lao động giúp bảo vệ cơ thể tránh khỏi những yếu tố bất lợi của thiên nhiên, của thời tiết: gió, bụi, nắng, mưa…đảm bảo an toàn cho cơ thể.

Tuy nhiên để đẩy nhanh tiến đoạn thi công nhằm hoàn tất công trình đúng hạn  hoặc  vì một lý do nào đó mà thợ thi công bỏ qua các bước kỹ thuật sơn bài bản, các hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất nên khi bàn giao công trình thường gặp phải những sự cố ngoài ý muốn.

Để tránh khỏi những rủi ro và bất lợi cho chủ đầu tư, sơn Newpro chúng tôi xin đưa ra hướng dẫn cụ thể cách sơn nhà để chủ công trình có thể chủ động theo dõi quá trình sơn nhà của mình cùng với đội ngũ thi công nhằm đảm bảo độ an toàn và tính thẩm mỹ tốt nhất cho công trình.

Các bước cơ bản khi sơn nhà:

  1. Chuẩn bị bề mặt trước khi sơn:

– Sau khi xây xong 21 ngày chúng ta mới được phép sơn trường để có thể chắc rằng tường đã đủ khô. Đôi khi chúng ta cũng nên linh động theo sự thay đổi của thời tiết.

– Chuẩn bị màu sắc trước khi sơn: màu gốc đem pha theo tỉ lệ thích hợp đúng với hướng dẫn của nhà sản xuất để ta có được màu chuẩn như mong muốn. Và tùy vào điều kiện kinh tế cũng như nhu cầu của mình mà ta lựa chọn màu sơn và hãng sơn thích hợp. Tuy nhiên do công trình có tính lâu dài nên chúng ta cố gắng chọn loại sơn tốt, có chất lượng để có được kết quả như ý.

  1. Các bước sơn nhà:

– Sơn nhà nên tuân theo trình tự sơn tường ngoài nhà trước, trong nhà sau.

– Sơn từ trên xuống dưới ( hạn chế độ chảy, tránh lãng phí)

– Sơn khu vực khó thi công trước, dễ thi công sau.

Bước 1. Chuẩn bị bề mặt:

  1. Đối với bề mặt cũ: Bề mặt cũ được quét vôi thì phải làm sạch lớp vôi cũ.

Dùng giấy nhám hoặc đá mài làm phẳng những chỗ gợn. Dùng chổi cọ và nước để làm sạch bụi bề mặt có lớp sơn cũ nhưng đã bong tróc cả lớp mastic thì phải cạo bỏ hết, cho đến khi lộ ra lớp tô hồ xi măng. Dùng chổi cọ làm sạch hết lớp bụi bám. Xử lý bề mặt cần sơn thật phẳng, mịn bằng lớp mastic mới. Nên sử dụng các loại sơn tốt như sơn Nippon, Newpro, Dulux…

Nếu như lớp mastic cũ còn tốt và để tiết kiệm vật tư thì cũng phải làm sạch hết lớp sơn cũ, lộ ra lớp mastic đó. Làm nhẵn, mịn lại bằng giấy nhám sau đó loại hết bụi bám và các chất làm giảm độ bám dính như dầu mỡ, sáp…

  1. Đối với bề mặt mới: Dùng giấy nhám và đá mài làm nhẵn những chỗ gợn. Dùng chổi cọ và nước để làm sạch hết bụi bám và các chất làm giảm độ bám như dầu mỡ, sáp. Xử lý bề mặt cần sơn thật phẳng, mịn bằng lớp mastic mới. Nên sử dụng các loại sơn tốt như sơn Nippon, Newpro, Dulux…

Bước 2Pha sơn

Pha theo tỉ lệ ghi trên thùng sơn. Trong trường hợp sơn bằng máy phun sơn thì có thể pha thêm nước sạch, nhưng không được vượt quá 10% theo thể tích
Bước 3: Thi công sơn

– Bề mặt đã chuẩn bị xong thì đợi cho khô ráo cứng chắc. Bắt đầu từ việc sơn từ 1 đến 2 lớp sơn lót. Việc này rất quan trọng vì lớp sơn lót có tác dụng chống được kiềm từ trong xi măng đi ra phá hỏng lớp sơn phủ bên ngoài. Lớp sơn lót sẽ tăng cường độ bám dính và tăng tuổi thọ cho lớp sơn hoàn thiện.

 

– Sau khi các lớp sơn lót đã khô, tiếp tục sơn 1lớp sơn phủ, sau đó dặm vá rồi tiếp tục sơn nốt lớp sơn phủ còn lại, lớp nọ cách lớp kia ít nhất là 2 đến 3 tiếng. Vì nếu sơn cả hai lớp sơn phủ trước khi dặm vá thì màu sắc chỗ dặm vá sẽ không ăn khớp với màu sơn phủ.